51 tay chèo tranh tài tại giải đua thuyền sup Tuy Hòa
Ngoài ra, thành phố cũng quy định các tiêu chuẩn, điều kiện được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.Theo đó, thứ tự ưu tiên được thuê nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cho 10 đối tượng gồm: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội và nữ giới.Tiếp theo là hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn, hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; đối tượng theo quy định tại khoản 3 điều 3 Nghị định 73/2023 được cấp có thẩm quyền công nhận; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.Số lượng căn nhà ở xã hội để cho thuê dành cho các đối tượng ưu tiên được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của các đối tượng nêu trên trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn nhà ở xã hội để cho thuê.Quyết định cũng nêu rõ, Sở Xây dựng hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở được UBND TP.HCM sẽ lựa chọn, lập danh sách thứ tự ưu tiên theo quy định để bố trí cho thuê, không thông qua hình thức bốc thăm cho đến hết số lượng. Trường hợp cùng thứ tự ưu tiên thì lựa chọn theo thứ tự thời điểm nộp hồ sơ.Các đối tượng còn lại được lựa chọn theo hình thức bốc thăm (trực tiếp hoặc trực tuyến). Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ giám sát quá trình bốc thăm. Việc bốc thăm phải có biên bản kết quả bốc thăm.Mới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, TP.HCM và Hà Nội, mỗi địa phương phải hoàn thành 100.000 căn hộ tới năm 2030.Hiện nay, thành phố có 3 dự án tập trung trong năm 2025, hoàn thành chỉ tiêu 2.874 căn, đồng thời sẽ khởi công 8 dự án với quy mô khoảng 8.000 căn và sẽ chấp thuận chủ trương cho khoảng 5 dự án nữa với khoảng 20.000 căn hộ.Thành phố cũng đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công an để trao đổi thống nhất, tập trung vào 11 dự án nhà ở xã hội cho lực lượng công an và các đối tượng khác trên địa bàn thành phố. Trong đó có những dự án như Tập đoàn Phú Cường phát biểu, sẽ tập trung tháo gỡ để đảm bảo hoàn thành trong thời gian.Sắp tới, UBND TP.HCM sẽ trình HĐND TP.HCM các nghị quyết để tháo gỡ, hỗ trợ chủ đầu tư các chi phí trong đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí, các nội dung khác liên quan đến quá trình cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số nội dung khác để tháo gỡ trong quá trình triển khai thời gian tới.Không gian sống thêm tươi mới, khoáng đạt với phong cách thiết kế ven biển hiện đại
Ngày 21.3, UBND Q.Hoàn Kiếm cho biết đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ (P.Tràng Tiền) với mục tiêu chống xuống cấp, bổ sung trang thiết bị đô thị gắn với phát huy hiệu quả giá trị lịch sử, văn hóa khu vực hồ Gươm.Theo Q.Hoàn Kiếm, sau hơn 20 năm đưa vào sử dụng, hiện trạng cây xanh tại vườn hoa chưa phù hợp. Đồng thời, thảm cỏ và đường dạo đã xuống cấp nên cần được cải tạo để đảm bảo cảnh quan và công năng sử dụng.Về phương án cải tạo, chỉnh trang, Q.Hoàn Kiếm cho biết, không gian vườn hoa sẽ được tổ chức lại thành 3 khu vực chính, gồm: khu vực Khánh tiết, khu vực sân Nhà Kèn và khu vực công viên vườn hoa. Trong đó, khu vực Khánh tiết gồm tiền sảnh, sân Khánh tiết và sân dâng hương. Sân Khánh tiết sẽ được mở rộng về phía vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng và cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân này.Đối với khu vực sân Nhà Kèn sẽ quy hoạch lại hệ thống cây xanh thảm cỏ và khu vực sân nhằm tăng diện tích sử dụng.Khu vực công viên vườn hoa sẽ tổ chức không gian 2 trục chính, mở rộng khoảng sân ở giữa để tổ chức các hoạt động. Đồng thời, bố trí hệ thống nhạc nước dọc theo trục đông - tây. Bổ sung nhà vệ sinh công cộng và trung tâm thông tin du lịch tại khu vực này.Cạnh đó, Q.Hoàn Kiếm sẽ mở rộng không gian vườn hoa kết nối với các tuyến phố Lê Lai, Lê Thạch và Đinh Tiên Hoàng. Lát đá khu vực vườn hoa và lòng đường phố Lê Lai và Lê Thạch.Thay thế cây bóng mát, loại bỏ những cây không phù hợp, trồng bổ sung tăng diện tích bóng mát và cảnh quan của vườn hoa; bổ sung hệ thống chiếu sáng cảnh quan và trang thiết bị đô thị đáp ứng công năng sử dụng mới…Dự kiến, Q.Hoàn Kiếm sẽ thi công cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ trong tháng 4 và hoàn thành dự án vào tháng 10.Vườn hoa Lý Thái Tổ nằm sát hồ Gươm, có diện tích hơn 10.000 m2, được giới hạn bởi các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch, Lê Lai và Ngô Quyền.Vườn hoa có chức năng kết nối hồ Gươm với vùng phụ cận, gồm: vườn hoa Diên Hồng, không gian quảng trường phía trước Ngân hàng Nhà nước; các công trình kiến trúc có giá trị như trụ sở Văn phòng Chủ tịch nước, trụ sở Thành ủy Hà Nội, trụ sở HĐND - UBND TP.Hà Nội...Vườn hoa Lý Thái Tổ là một trong những không gian công cộng quan trọng tại trung tâm của thủ đô, gắn liền với cảnh quan hồ Gươm và nhiều công trình kiến trúc có giá trị.
Bom tấn 'Dune: Part Two': Một thế giới vừa đẹp đẽ vừa đáng sợ
Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tính đến hiện tại TP.HCM có 556 trường tiểu học. Sĩ số bình quân là 36,1học sinh/lớp. Tất cả các trường đảm bảo nội dung và số tiết quy định khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Tuy nhiên, số lớp học thực hiện dạy học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 84%. Còn số học sinh tiểu học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81%.Các đơn vị có 100% học sinh đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.Có 10 trường thành lập mới năm học 2024-2025 là: Trường tiểu học - THCS PennSchool (quận 5); tiểu học Hùng Vương (quận Tân Bình); tiểu học Hoàng Văn Thụ, tiểu học Trần Cao Vân, tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, tiểu học Nguyễn Công Trứ, tiểu học Đinh Công Tráng, quốc tế song ngữ Mỹ Việt (quận Bình Tân); tiểu học Lê Văn Phiên (huyện Hóc Môn); tiểu học -THCS Đồi Xanh (TP.Thủ Đức).Tính tới hết học kỳ 1 của năm học 2024-2025, đa số các trường trên địa bàn thành phố đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung các môn tiếng Anh, tin học, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật do không có nguồn giáo viên dự tuyển. Đối với nhóm môn học này, các trường thiếu giáo viên thực hiện thỉnh giảng, ký hợp đồng lao động để đảm bảo đủ số lượng.Một số đơn vị vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tập trung ở nhóm giáo viên lớn tuổi, gần tới tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn nhiều thời gian công tác đều đã được cử đi học nâng chuẩn.Thời gian qua, quận 1, TP.HCM thực hiện đề án sáp nhập Trường tiểu học Trần Quang Khải (quy mô 9 lớp năm học 2023-2024) vào Trường tiểu học Đuốc Sống, lấy tên là Trường tiểu học Đuốc Sống.Hiệu trưởng Trường tiểu học Đuốc Sống (sau khi sáp nhập) là bà Đỗ Ngọc Hạnh. Các phó hiệu trưởng là bà Trần Châu Thụy Dương và bà Đỗ An Chi.Tại quận Tân Bình, Trường tiểu học Bạch Đằng và Trường tiểu học Chi Lăng sáp nhập thành Trường tiểu học Chi Lăng. Hiệu trưởng Trường tiểu học Chi Lăng (sau sáp nhập đơn vị) là ông Nguyễn Minh Quân. Phó hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Hoài Thu.Để tiếp tục tăng thêm tỷ lệ học sinh tiểu học được học đủ 2 buổi/ngày, hoàn thành hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thành phố đang xây dựng đề án 4.500 phòng học mới. Các phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tham mưu các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập trong thời gian sắp tới.Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố, trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về hỗ trợ giáo dục tiểu học TP.HCM để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.Tới hết học kỳ 1 năm học 2024-2025, ở những đơn vị chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, các địa phương đều đã triển khai linh hoạt những giải pháp. Như linh động trong việc xếp thời khóa biểu nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng các phòng học, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chương trình nhà trường đúng quy định, hướng dẫn; tổ chức dạy học trực tuyến một số tiết ở một số lớp (quận Gò Vấp đã thực hiện). Hay tùy điều kiện thực tế, các trường bố trí cho học sinh học trái buổi hoặc học ngày thứ bảy để đảm bảo thực hiện các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế và các hoạt động giáo dục khác để phát triển toàn diện, theo nhu cầu của học sinh (đã triển khai ở quận 12).
Từ nguồn hỗ trợ của các nhà tài trợ, nhà hảo tâm, trong đó có Tập đoàn T&T Group; cũng như sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị địa phương, đến nay hàng ngàn căn nhà Đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được xây dựng mới và bàn giao cho người dân. Theo số liệu của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, sau 9 tháng triển khai và tổ chức thực hiện chương trình Nhà Đại đoàn kết, 5.000 căn nhà mới đã hoàn thành, bàn giao cho người dân đưa vào sử dụng. Trong đó, 1.818 nhà xây, 1.894 nhà gỗ truyền thống, 1.288 nhà khung sắt. Tổng kinh phí thực hiện làm nhà là trên 489 tỉ đồng. Trong đó, chương trình Nhà Đại đoàn kết hỗ trợ 250 tỉ đồng; các hộ gia đình đối ứng bằng tiền 166,2 tỉ đồng; các hộ gia đình tự chuẩn bị được vật liệu quy ra tiền, trị giá trên 56,2 tỉ đồng; huy động ngày công lao động, quy đổi với trên 17 tỉ đồng.
Cổ phiếu TGG của cựu chủ tịch Đỗ Thành Nhân chính thức bị hủy niêm yết
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, các khách sạn, nhà nghỉ, homestay ở TT.Măng Đen (thuộc H.Kon Plông, tỉnh Kon Tum) trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đều hết phòng do rất đông du khách đã chọn Măng Đen làm nơi đón tết.Một chủ homestay ở Măng Đen cho biết, khách đặt phòng ở đây từ vài tháng trước, trong dịp Tết Nguyên đán ở Măng Đen đều hết phòng. Nhiều du khách đến hỏi nhưng không còn phòng để cho thuê. Nhu cầu thuê phòng để ở tại Măng Đen tết năm nay cao hơn nhiều năm trước. "Năm nay, hoa đào nở đúng dịp tết nên du khách đến Măng Đen rất nhiều. Khách sạn, nhà nghỉ, homestay ở đây đều hết phòng, một số du khách phải lên TP.Kon Tum để lưu trú", vị này cho biết thêm. Anh Nguyễn Văn Hưng (du khách đến từ TP.HCM) chọn Măng Đen làm nơi đón tết vì ở đây thời tiết khá đẹp, phong cảnh lại hữu tình. Đặc biệt, năm nay hoa anh đào nở rộ nên Măng Đen là địa điểm thích hợp để gia đình anh du xuân. "Năm nay du xuân tại Măng Đen, tôi rất hài lòng và thích thú. Hoa anh đào ở đây nở rộ rất đẹp, trông như đang ở Nhật Bản. Thời tiết ở đây mát mẻ, thích hợp để các gia đình nghỉ dưỡng sau một năm làm việc mệt mỏi", anh Hưng nói.Còn chị Trần Thị Huệ (ở TP.Đà Nẵng) cùng những người bạn đến Măng Đen tham quan trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán bất ngờ vì không khí trong lành và phong cảnh vô cùng ấn tượng. "Đây là lần đầu tiên đến Măng Đen, tôi vô cùng ấn tượng với mảnh đất này. Cảnh hoa anh đào nở rộ bên bờ hồ hay trên những ngọn đồi, con suối trông rất thơ mộng", chị Huệ bày tỏ.Theo UBND H.Kon Plông, trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, có hơn 200.000 lượt du khách đến với Măng Đen, doanh thu đạt hơn 71 tỉ đồng. Trên địa bàn H.Kon Plông có 139 cơ sở lưu trú với 1.250 phòng, công suất phục vụ 6.000 lượt khách/ngày đêm.Bà Bạch Thị Mân, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum xác nhận, năm nay du khách đến Măng Đen đông hơn những năm trước vì hoa anh đào nở rộ đúng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. "Lý do quan trọng hơn là Khu du lịch Măng Đen đã xây dựng được thương hiệu là điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách; có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, cách phục vụ chu đáo với phương châm lấy khách là trung tâm phục vụ. Thương hiệu này đã được khẳng định trong lòng du khách", bà Mân cho biết.